Việc xác định độ tuổi của học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong năm học 2024 là một câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm. Độ tuổi nhập học không chỉ liên quan đến quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Hãy Hoc2K cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Quy định về độ tuổi nhập học của học sinh
Theo quy định tại Điều 40 của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, tuổi vào lớp 1 được tính theo năm, yêu cầu học sinh đủ 6 tuổi trở lên để tham gia chương trình giáo dục tiểu học, không nhất thiết phải đúng ngày sinh nhật 6 tuổi.
Đồng thời, Thông tư cũng quy định các trường hợp đặc biệt như trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được áp dụng linh hoạt. Cụ thể, độ tuổi học sinh tiểu học dao động từ 6 đến 14 tuổi. Học sinh lớp 1 thường bắt đầu ở tuổi 6, tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt như trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn hoặc từ nước ngoài trở về có thể nhập học lớp 1 trong khoảng từ 7 đến 9 tuổi.
Ngoài ra, học sinh phát triển sớm về trí tuệ và thể chất có thể được xem xét cho phép học vượt lớp trong cùng cấp học.
Cách tính tuổi theo lớp đơn giản nhất
Tại đây, Hoc2K sẽ hướng dẫn quý phụ huynh Cách tính độ tuổi của học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 với công thức đơn giản như sau:
Độ tuổi của học sinh = 6 + (số lớp hiện tại – 1)
Ví dụ cách tính độ tuổi của học sinh theo lớp
Ví dụ: Muốn tính tuổi của bé Ngân đang học lớp 2. Vậy thì ta áp dụng công thức như trên sẽ là: Độ tuổi của bé Ngân = 6 + (2 – 1) ta được kết quả bé Ngân được 7 tuổi và đang học lớp 2. Đây cũng là công thức Cách tính độ tuổi của học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đơn giản nhất mà ai cũng có thể dễ dàng tính được.
Bảng tính tuổi theo lớp năm học 2024
Lớp | Tuổi |
---|---|
Lớp 1 | 6 tuổi |
Lớp 2 | 7 tuổi |
Lớp 3 | 8 tuổi |
Lớp 4 | 9 tuổi |
Lớp 5 | 10 tuổi |
Lớp 6 | 11 tuổi |
Lớp 7 | 12 tuổi |
Lớp 8 | 13 tuổi |
Lớp 9 | 14 tuổi |
Lớp 10 | 15 tuổi |
Lớp 11 | 16 tuổi |
Lớp 12 | 17 tuổi |
Xem thêm: Bảng tính tuổi theo năm sinh mới nhất
Quy định về việc chọn trường cho học sinh
Quyền của học sinh tiểu học được quy định tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học như sau:
a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
c) Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
d) Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
Theo Điều 35 Điều lệ trường tiểu học
6 Nhiệm vụ của học sinh khi đi học theo quy định
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, khi đi học, học sinh vào học lớp 1 có nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất: Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường.
Thứ hai: Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Thứ ba: Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Thứ tư: Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ năm: Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Thứ sáu: Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Nếu con bạn sắp chuẩn bị vào lớp 1 thì sau đây là bài viết giúp bạn xây dựng hành trang cho con mình để hòa nhập vào môi trường mới sắp tới.
Trên đây Hoc2K đã cung cấp thông tin chi tiết về độ tuổi của học sinh cũng như cách tính độ tuổi của học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong năm học 2024. Việc nắm bắt đúng độ tuổi của học sinh giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc theo dõi quá trình học tập của con em mình, đồng thời hiểu rõ các quy định liên quan đến việc nhập học của trẻ.