Hướng dẫn cách tính điểm xét tuyển đại học mới nhất năm 2024

Trong năm 2024, có một số thay đổi quan trọng trong cách tính điểm thi đại học so với các năm trước. Hãy cùng Hoc2k khám phá những điểm mới trong bài viết sau đây.

Từ tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một quy chế riêng kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT về việc tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo quy chế này, các trường đại học và cao đẳng khi tổ chức tuyển sinh cần tuân thủ một số quy định quan trọng như sau:

5 điều cần lưu ý khi xét tuyển đại học, cao đẳng

  1. Đối với các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia để sơ tuyển và xét tuyển, các trường có nhiệm vụ xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/ môn thi để xét tuyển vào các nhóm ngành đào tạo của trường. Các bài thi/ môn thi có thể bao gồm: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật lý, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân). Đồng thời, trường cần tuân thủ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định cụ thể điều kiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
  2. Đối với các trường mà có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, cũng như trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển, thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển, phương thức tổ chức thi và đề thi minh họa.
  3. Đối với các trường đại học, cao đẳng xét tuyển không dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, trường cần lựa chọn và quyết định phương thức tuyển sinh, có thể là tổ chức thi tuyển theo đề thi của trường, xét tuyển học bạ hoặc kết hợp cả hai phương thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.
  4. Trường hợp xét tuyển từ điểm sơ tuyển, thi tuyển do trường tổ chức với điểm thi tốt nghiệp THPT và/hoặc kết quả học tập THPT, trường phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 11 và điều 12 của quy chế tuyển sinh đại học.
  5. Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm nhưng phải công bố cụ thể trong đề án tuyển sinh của trường.
Một số điều cần lưu ý khi xét tuyển đại học, cao đẳng
Một số điều cần lưu ý khi xét tuyển đại học, cao đẳng

Việc này cho phép các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu và đặc thù của từng ngành học cũng như đối tượng thí sinh. Tuy nhiên, các trường cần đảm bảo tính công bằng, minh bạch, và không gây khó khăn, bức xúc cho thí sinh và xã hội.

Cách tính điểm đại học, tính điểm xét tuyển đại học năm 2024

Như đã đề cập ở trên, các trường có thể áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, kết quả học tập THPT, hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương thức này,… Đối với mỗi phương thức sẽ có cách tính điểm Đại học 2024 khác nhau.

Thứ nhất: Cách tính điểm đại học 2024 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Đối với các ngành không có môn nhân hệ số, cách tính điểm đại học 2024sẽ được xác định theo công thức sau đây:

Điểm xét tuyển đại học 2024 = Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

  • Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Trước tiên là cách tính điểm Đại học 2024đối với cá trường hợp áp dụng xét tuyển theo thang điểm 40:

Điểm xét tuyển đại học 2024= ( Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3) x 2 + điểm ưu tiên (nếu có).

ĐIểm xét tuyển theo thang điểm 30, công thưc tính điểm xét tuyển đại học được xác định theo công thức sau:

Điểm xét địa học = [Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 x 2] x 3/4 + điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường hợp.

Có 2 cách tính điểm đại học, tính điểm xét tuyển đại học năm 2024
Có 2 cách tính điểm đại học, tính điểm xét tuyển đại học năm 2024

Về điểm ưu tiên: Theo Điều 7 quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:

  • Điểm ưu tiên theo đối tượng
  • Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc cá đối tượng 1, 2, 3, 4 theo quy chế tuyển sinh đại học;
  • Thí sịnh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đôi tượng 5, 6, 7 theo quy chế tuyển sinh đại học.
  • ĐIểm ưu tiên theo khu vực:
  • Khu vực 1(KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào đầu tư của chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng chính phủ;
  • Khu vực 2 – nông thôn (KV2 – NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
  • Khu vực 2 (KV2) được cộng 0.25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
  • Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. Thí sinh khu vực 3 không thuộc diện hưởng ưu tien khu vực.

Thứ hai: Cách tính điểm đại học 2024 dựa trên kết quả học tập THPT

Đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ, mỗi trường Đại học sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Dưới đây là 02 (hai) hình thức xét tuyển học bạ phổ biến:

  • Hình thức thứ nhất: Xét tổng điểm 03 (ba) môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kì (học kỳ 1 lớp 10 tới học kỳ 1 lớp 12 hoặc bà học kì (học kỳ 1, học kì 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) hoặc cả năm lớp 12.
  • Hình thức thứ 2: Xét tuyển kết quả học tập (điểm tổng kết học tập).

Có nghĩa là các trường Đại học, Cao đẳng sẽ căn cứ vào điểm tổng kết học tập của học sinh trong ba năm học THPT để xét tuyển.

Hướng dẫn cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Hiện tại, các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng phương pháp học và xếp loại theo hình thức hệ thống tín chỉ. Do đó, việc xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được tính như sau:

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

Từ 8.0 – 10: Giỏi
Từ 6.5 – 7.9: Khá
Từ 5.0 – 6.4: Trung bình
Từ 3.5 – 4.9: Yếu

Việc xếp loại học lực theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

Điểm A từ 8.5 – 10: Giỏi
Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
Điểm C từ 5.5 – 6.4: Trung bình
Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
Điểm F dưới 4.0: Kém
Có 2 cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học
Có 2 cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Như vậy, thông qua hệ thống tín chỉ và các điểm số tương ứng, việc đánh giá học lực và xếp loại học sinh, sinh viên trở nên rõ ràng và minh bạch, giúp phục vụ cho quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên hiệu quả hơn.

User Rating: 5 (2 votes)

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Hoc2K.Vn - Học Online
Logo